Bỏ ra “một đống
tiền” để tậu về chiếc PC, cài đặt toàn những chương trình chọn lọc và
sạch sẽ, ngăn chặn và quét virus thường xuyên, nắm chắc đủ mọi thủ
thuật sử dụng máy… nhưng có lẽ bạn đã quên mất một nguyên tắc quan
trọng nhất: Mọi phần cứng cũng chỉ có một tuổi thọ nhất định
“Ổ cứng của tôi tiêu rồi!”
Thật
là một tin tức tồi tệ. Có lẽ hầu như ai cũng có lúc phải thốt lên câu
này khi bật máy lên mà vẫn chỉ nhìn thấy những dòng chữ báo lỗi của
BIOS với nội dung rằng ổ cứng không tồn tại. Bĩnh tĩnh lại đi và bắt
đầu cứu nó.
Đầu tiên hãy xác định xem ổ cứng (HDD) có còn quay
không? Tốt nhất là mở hẳn nắp case ra và ghé tai nghe cho chính xác.
Nếu nó vẫn còn quay, bạn vẫn còn cơ hội đấy.
Tiếp theo, hãy khởi
động chương trình BIOS setup (bấm nút delete hoặc F2, F12… tùy từng
loại máy, ngay khi vừa khởi động máy) và kiểm tra xem BIOS có còn nhận
ra thiết bị hay không. Hầu hết sẽ phát hiện ra rằng các thiết lập của
BIOS đã bị thay đổi – có thể nó bị gián đoạn bởi lỗi hoặc hết pin nuôi
BIOS.
Nếu BIOS vẫn bình thường mà hiện tượng trên vẫn còn, hãy
thử rút các cáp nối thiết bị ra và cắm lại xem sao. Có thể nó tiếp xúc
không tốt hoặc 1 dây cáp nào đó đã hỏng. Hãy thử lấy cáp của một thiết
bị khác (ổ đĩa CD chẳng hạn) để cắm vào cáp ổ cứng (chỉ có thể áp dụng
với các ổ cứng ATA dùng cáp IDE thôi nhé, với ổ cứng SATA thì bạn phải
mua dây cáp khác để thử đấy).
Thay các loại cáp rồi mà chiếc PC
vẫn không thể khởi động được và báo lỗi ổ cứng, hãy thử tháo nó ra và
lắp vào một khe khác và xem có điều gì thay đổi không. Đôi khi
mainboard xảy ra hiện tượng “chết” một khe cắm thiết bị nào đó. Nếu bạn
mới lắp thêm một phần cứng nào đó hãy thử tháo ra và kiểm tra xem máy
có hoạt động không vì đôi khi xảy ra lỗi xung đột phần cứng hoặc bộ
nguồn của máy không đủ công suất để chạy thêm thiết bị mới.
Nếu
khi đã tháo bớt một số phần cứng khác, kể cả loại bỏ một số card mở
rộng không quan trọng mà tình trạng vẫn không được giải quyết, rất có
thể đã đến ngày ổ cứng của bạn “ra đi” thực sự. Hãy chuẩn bị tiến hành
phương pháp cấp cứu cuối cùng: làm đông lạnh ổ cứng.
Hãy nhẹ
nhàng tháo ổ cứng ra khỏi máy, lấy một chiếc túi nilon bọc kín nó (tốt
nhất là nên dùng thêm một chiếc nữa bọc bên ngoài để tránh ổ cứng bị
ẩm). Chú ý tuyệt đối không được để hơi nước lọt vào ổ cứng. Đặt ổ cứng
đã được bao bọc kỹ bằng nilon vào tủ lạnh trong vài tiếng (khoảng 2-3
tiếng) sau đó lấy ra và thử khởi động lại máy. Nếu vẫn không được, hãy
tiếp tục làm như trên nhưng đặt nó vào ngăn làm đá của tủ lạnh.
Cơ
hội của lần thứ 2 này cũng rất mong manh nhưng nhiều người đã thành
công và hy vọng bạn cũng vậy. Hãy nhớ, nếu sau khi lấy ổ cứng ra khỏi
ngăn đá mà nó hoạt động trở lại đừng tắt máy hoặc khởi động lại mà bạn
nên nhanh chóng lấy toàn bộ dữ liệu cần thiết ra khỏi chiếc ổ cứng vì
nó có thể "tiếp tục chết" bất cứ lúc nào.
Chúc mừng bạn đã lấy lại được dữ liệu nhưng cũng xin chia buồn vì bây giờ bạn sẽ phải đi mua ổ cứng mới.